Thứ Sáu, 23 tháng 9, 2016

7 loại thực phẩm tốt nhất cho phụ nữ

Phụ nữ nếu muốn khỏe mạnh hãy ăn các loại thực phẩm dưới đây: Đậu nàng, mầm lúa mì, việt quất và bí đao.

1. Đậu nành

Nghiên cứu cho thấy phụ nữ ăn đậu nành thường xuyên sẽ nhận được chất daidzein và genistein có trong đậu và các sản phẩm từ đậu nành như đậu hũ, súp miso…

Hai chất này làm giảm u vú lành tính và các tác dụng phụ khi mãn kinh, bao gồm cả bệnh loãng xương, bệnh tim. Một nghiên cứu trên 9.514 bệnh nhân ung thư vú còn cho thấy ăn đậu nành giúp ngăn chặn khối u quay trở lại.

2. Mầm lúa mì

Chiết xuất mầm lúa mì làm giảm nhẹ rất nhiều triệu chứng khi hành kinh, bao gồm cả đau nhức ngực. Các nghiên cứu cho thấy uống chừng 400 mg chiết xuất lúa mì làm giảm các triệu chứng sinh lý đến 63,6%, tâm lý đến 66.3%, triệu chứng chung là 65%.

Phụ nữ dùng chiết xuất lúa mì cũng giảm mệt mỏi, cáu gắt, tim đập nhanh, đau đầu, rối loạn giấc ngủ, thèm ăn…


Đậu nành và các chế phẩm từ đậu nành rất tốt cho phụ nữ.Đậu nành và các chế phẩm từ đậu nành rất tốt cho phụ nữ.

3. Việt quất


Trái cây này được chứng minh có khả năng giảm phát triển tế bào ung thư. Ăn khoảng 170 g việt quất mỗi ngày giúp giảm nguy cơ ung thư. Bột chiết xuất từ việt quất cũng có thể pha nước uống, dùng chung với sữa chua, yến mạch, làm bánh…

4. Bí đao

Sắc tố tạo màu cam beta-carotene có thể làm giảm nguy cơ sưng u, tác dụng phụ của ngực bị u nang lành tính. Ăn nhiều bí hay thực phẩm nhiều beta-carotene có tác dụng tích cực cho sức khỏe của ngực.

5. Trà sâm

Đổ mồ hôi quá nhiều không nguy hiểm nhưng rất bất tiện, đặc biệt là ở những vùng kín như ngực. Trà sâm rất giàu chất chống oxy hóa, là liều thuốc tự nhiên giúp giảm đổ mồ hôi. Bạn có thể dùng viên sâm khoảng 1000 mg mỗi ngày để có tác dụng ngăn mồ hôi tốt nhất.

Thực phẩm cần ăn trong ngày “đèn đỏ”

Vào những ngày đèn đỏ, phụ nữ thường  khó chịu và mệt mỏi. Vì vậy bạn nên bổ sung các thực phẩm dinh dưỡng để cung cấp đủ dưỡng chất cho cơ thể.

Nhiều chất xơ

Kinh nguyệt có thể làm cho cơ thể phụ nữ cảm thấy trướng bụng, táo bón hoặc bị tiêu chảy. Chất xơ sẽ giúp mọi thứ chuyển động và giảm việc bụng phình to, trướng tức. Bên cạnh đó, các loại thực phẩm giàu chất xơ như súp lơ xanh, quả mâm xôi, atisô cung cấp chất dinh dưỡng tuyệt vời cho cơ thể của bạn.

Thực phẩm phức hợp carbohydrate

Vào những ngày “đèn đỏ” phụ nữ có khả năng thèm đường, sô cô la, chất béo. Điều này là do thay đổi nội tiết tố, làm giảm nồng độ serotonin trong não, do đó gây ra triệu chứng PMS (Hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS) là những biểu hiện khó chịu gặp ở phụ nữ trước mỗi kỳ kinh nguyệt. Những triệu chứng như đau lưng, căng vú, đau bụng, nổi mụn... thuộc hội chứng tiền kinh nguyệt tuy không nguy hiểm nhưng lại gây khó chịu và ức chế rất nhiều đối với chị em.)

Những loại thực phẩm chứa carbohydrates tương đối nhiều nhưng không phải thứ nào cũng phù hợp. Tốt hơn hết phụ nữ nên lựa chọn các loại phức hợp carbohydrates có trong đậu Hà Lan, đậu, ngũ cốc nguyên hạt, các loại rau. Nó sẽ không mang tới cảm giác thích thú như khi ăn ngay lập tức sô cô la nhưng nó giúp bạn khỏe mạnh và tránh được các vấn đề rắc rối.

Thực phẩm giàu Omega-3

Nếu như vào những ngày “đèn đỏ” bạn phải trải qua cảm giác vô cùng tồi tệ, đó là lúc bạn cần phải thêm các loại thực phẩm như cá hồi, hạt chia, các loại hạt, đậu nành, rau chân vịt, hải sản và dầu hạt lanh.
Một nghiên cứu năm 2013 đã phát hiện ra Omega-3 loại thực phẩm có thể làm giảm cảm giác trầm cảm, lo âu, căng thẳng và không có khả năng tập trung đến từ PMS.

Thực phẩm chứa melatonin

Trong những ngày đó, phụ nữ hay bị mất ngủ, khó ngủ đủ giấc. Tình trạng này sẽ gây ra cảm giác khó chịu. Nếu bạn gặp khó khăn khi ngủ, hãy thử ăn chuối, cam, cà chua, dứa hoặc yến mạch để có được một lượng melatonin – nó sẽ giúp bạn dễ ngủ và ngủ ngon hơn.Nhưng nếu bạn đang gặp chút vấn đề miệng như lở loét, hãy tránh cam, dứa và cà chua để không làm tình trạng thêm tồi tệ.

Vitamin B-12

Một số loại vitamin B rất hữu ích trong việc giảm các triệu chứng PMS, nhưng nó phải đến từ các nguồn tự nhiên. Vitamin dưới dạng thuốc viên sẽ không làm được điều đó. Vitamin B-12 được tìm thấy tự nhiên trong các loại thịt nạc như thịt gà, gà tây, cá, sữa, đậu phụ bổ sung và sữa đậu nành.

Vitamin A

Thực phẩm có vitamin A có thể giúp sức khỏe làn da của bạn, đặc biệt là trong ngày “đèn đỏ”. Các bác sĩ da liễu nói rằng nó giúp ích trong việc trị mụn trứng cá, bệnh vẩy nến và eczema. Vì vậy, nếu da bạn có xu hướng nổi mụn trong những ngày đó, bạn nên kết hợp rau bina, cải xoăn, romaine, cà rốt, ớt chuông và bí vào chế độ ăn uống của mình.

Chất đạm

Chuẩn bị trước khi bạn đến ngày là điều rất quan trọng. Bạn nên có đồ ăn nhẹ lành mạnh trong nhà và đảm bảo mỗi bữa ăn của bạn bao gồm protein, vì điều này sẽ giúp bạn no lâu hơn. Protein là phong phú nhất trong các loại thực phẩm như sữa chua Hy Lạp, các loại hạt, phô mai, đậu hũ, đậu, đậu lăng, các loại hạt, thịt, cá.

Đau bụng âm ỉ liệu có phải là dấu hiệu của ung thư

Những người bị đau bụng âm ỉ kéo dài liệu có phải là dấu hiệu của ung thư. Khi bạn thấy tình trạng đau bụng âm ỉ nên đi tới các cơ sở y tế để  khám ngay.



Ung thư gan di căn

Ông Nguyễn Văn T. 51 tuổi, trú tại Thái Bình, đến Bệnh viện K cơ sở 3 khám với các triệu chứng mệt mỏi, kém ăn, bụng hơi đau nhẹ.

Tuy nhiên, ông T. nghĩ rằng đây là bệnh lý bình thường nên không đi khám mà chỉ uống thuốc lá để dưỡng bệnh. Đến khi không ăn được, người gầy, da sạm ông mới đến bệnh viện.

Sau khi làm các xét nghiệm, siêu âm, chụp CT, bác sĩ chẩn đoán ông T. bị ung thư gan đã có di căn. Ông T. vô cùng hoang mang vì trước đó không có biểu hiện gì, chỉ hơi đau âm ỉ bụng nhưng triệu chứng cũng nhanh hết. Ngoài ra, ông cũng không uống rượu nên khi được chẩn đoán ung thư, ông rất bất ngờ.

Hay trường hợp của bà Lê Thị G, 59 tuổi, trú ở huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang cũng chịu sống chung với tình trạng đau bụng vùng thượng vị, da xanh, gầy sút, ăn uống kém mà không chịu đi khám sức khoẻ.

Bà G. bị đau bụng âm ỉ kéo dài khoảng gần 1 năm, gần đây thấy đau nhiều hơn nên mới đến bệnh viện để khám. Sau khi biết bị ung thư dạ dày, gia đình bà G đã rất bất ngờ.


Kết quả nội soi tiêu hóa bằng ống mềm cho thấy bệnh nhân bị loét sâu hang vị dạ dày, xâm lấn rộng, kết quả giải phẫu bệnh cho thấy bệnh nhân bị ung thư biểu mô tế bào nhẫn.

Bà Lê Thị G đã được phẫu thuật cắt 4/5 dạ dày, nạo vét hạch, trong quá trình phẫu thuật nhận thấy khối u xâm lấn rộng vào thành đại tràng ngang, kíp mổ đã quyết định phẫu thuật kết hợp cắt đoạn đại tràng, nối phần còn lại của dạ dày với quai hỗng tràng.

Cuộc mổ thành công. Sau phẫu thuật 1 tuần, sức khỏe bệnh nhân tiến triển tốt, vết mổ khô, chỉ số sinh tồn ổn định.

Trường hợp của anh Vũ Ngọc Đường trú tại Long Biên, Hà Nội cũng tương tự. Anh Đường bị đau bụng âm ỉ lâu nhưng anh dấu vợ con, không cho ai biết. Cảm giác đau không nhiều, thi thoảng mới đau nên anh sống chung với nó. Đến khi đi ngoài ra máu kèm theo phân nhầy nhầy, anh Đường một mình đến bệnh viện kiểm tra.

Kết quả, nội soi dạ dày và đại trực tràng bác sĩ phát hiện anh bị ung thư đại tràng từ polyp. Đáng tiếc là anh không biết mình bị polyp đại tràng từ lâu, với triệu chứng đau bụng âm ỉ.

Cảnh báo sớm ung thư

Bác sĩ Đặng Thế Căn – Nguyên Phó Giám đốc Bệnh viện K trung ương, cho biết, đau bụng là triệu chứng của nhiều bệnh và là bệnh của bất cứ cơ quan nào vùng bụng. Về cơ bản đau bụng không nguy hiểm nhưng khi đau bụng kéo dài cần đến bệnh viện khám vì nó cũng là dấu hiệu cảnh báo bệnh ung thư.

Đau bụng được xem là dấu hiệu quan trọng của nhiều bệnh như ung thư gan, ung thư tuyến tuỵ, ung thư dạ dày, ung thư đại tràng…

Hầu như khu vực ung thư đường tiêu hoá đều gây ra đau bụng. Nếu có triệu chứng đau bụng âm ỉ kéo dài cần đi kiểm tra thật sớm tránh bệnh nguy hiểm.

Đối với bệnh nhân ung thư tuyến tụy có thể xuất hiện những cơn đau âm ỉ ở vùng bụng trên và có thể đau lan sang cả phần lưng. Cơn đau do ung thư tuyến tụy thường đến và đi nhanh chóng ở giai đoạn đầu nhưng khi khối u lớn hơn, ở giai đoạn tiến triển, thì cơn đau có thể xuất hiện thường xuyên và kéo dài hơn.

Khi người bệnh ung thư tuyến tụy nằm nghỉ hoặc sau khi ăn, cơn đau thường bị trầm trọng hơn và người bệnh cũng có thể bị đau ở vùng gan, tuyến tụy hoặc túi mật nếu khối u đã lan rộng.

Nhiều bệnh nhân khi đến bệnh viện, bệnh đã ở giai đoạn muộn, lúc này họ mới giật mình vì triệu chứng đau râm ran vùng bụng thường bỏ qua. Điều này bác sĩ Căn cho rằng rất đáng tiếc. Để phòng chống ung thư, cách tốt nhất nên kiểm tra sức khoẻ 6 tháng 1 lần, lắng nghe cơ thể nếu có bất thường phải đi kiểm tra ngay.

Những lưu ý cần tránh khi ăn hồng

Những người bị tiêu hóa kém, những người đang đói,.. là những đối tượng tuyệt đối không được ăn hồng.


Không ăn khi bụng đói

Do quả hồng chứa khá nhiều tanin và pectin, nếu ăn lúc đói chúng sẽ kết tụ dưới tác dụng của axit dạ dày. Nếu những khối kết tụ này không xuống được ruột non thông qua môn vị, sẽ lưu lại trong dạ dày và hình thành sỏi trong đó.

Nếu sỏi này không được đào thải ra ngoài theo đường tự nhiên, sẽ gây tắc nghẽn đường tiêu hóa, xuất hiện các triệu chứng như đau quặn bụng trên, nôn mửa, thậm chí nôn ra máu…

Không ăn nếu tiêu hóa kém

Trong quả hồng chứa 10,8% carbohydrate, hơn nữa hầu hết là disaccharides và monosacarit đơn giản, do đó sau khi ăn rất dễ bị hấp thụ, khiến đường huyết tăng lên. Đối với những người mắc bệnh tiểu đường, đặc biệt là những người kém kiểm soát đường huyết là vô cùng có hại.

Ngoài ra, những người bị tiêu chảy, cơ thể suy nhược, phụ nữ sau sinh và những người bị cảm lạnh không nên ăn; Những người có chức năng dạ dày kém, viêm dạ dày mãn tính, khó tiêu, những người bị cắt dạ dày cũng không được ăn.

Không ăn cùng trứng

Ăn hồng ngay sau khi ăn trứng là một trong những nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm và viêm ruột cấp tính, có thể dẫn tới nôn mửa. Khi đó cần ngay lập tức uống dung dịch gồm 20 g muối và 200 ml nước sôi hoặc có thể sử dụng nước ép gừng tươi trộn với nước ấm. Nếu không nôn được, cần phải uống nhiều lần để thúc đẩy nôn mửa. Sau đó, phải dùng thuốc nhuận tràng để loại bỏ các chất độc hại trong cơ thể.

Không ăn cùng canh cua

Hồng và canh cua không nên ăn cùng nhau, vì chất tannin và các thành phần khác trong quả hồng có thể làm cho protein trong thịt cua rắn lại, chất rắn đó lâu dần sẽ lưu lại trong ruột rồi lên men và thối rữa, có thể gây buồn nôn, đau bụng, đi ngoài. Nặng hơn nữa, những chất đó còn có thể kết thành sỏi rất nguy hiểm đối với sức khỏe.

Không ăn cùng khoai lang

Khoai lang chứa khá nhiều tinh bột, sau khi trong dạ dày sẽ sản sinh ra một lượng lớn axit dạ dày, nếu lại ăn thêm một vài quả hồng, sẽ kết tủa dưới tác dụng của axit dạ dày. Khi các chất kết tủa này ở cùng nhau, sẽ hình thành sỏi không hòa tan, vừa khó tiêu hóa, lại không dễ đào thải ra ngoài, dễ bị tạo thành sỏi trong dạ dày, nghiêm trọng hơn còn đe dọa sức khỏe của dạ dày.

Những biến chứng nguy hiểm của bệnh thủy đậu

Mùa đông là mùa bệnh thủy đậu thường phát triển và lây lan. Làm gì khi bị thủy đậu, cách chữa trị khi bị thủy đậu.

Những biến chứng nguy hiểm

Nhiều phụ huynh khi con mắc bệnh đã điều trị không đúng cách, dẫn đến tình trạng bội nhiễm. Theo bác sĩ Phạm Thị Hương - chuyên khoa Da liễu (giảng viên trường ĐH Y Hà Nội): “Thủy đậu thường diễn biến nhẹ. Tuy nhiên nó có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm như nhiễm trùng nốt phỏng, nhiễm trùng huyết dẫn đến những tác hại ảnh hưởng đến hệ thần kinh như viêm não, viêm màng não, viêm phổi, tử vong”.

Thống kê cho thấy, biến chứng phổ biến nhất ở trẻ em là nhiễm trùng da và phần mềm có thể để lại sẹo vĩnh viễn trên da. Bởi vậy, khi trẻ mắc bệnh, cần được cách ly với người lành, tốt nhất là cho trẻ nghỉ học để tránh lây sang các trẻ khác.


Tất cả đồ dùng cá nhân của bệnh nhân đều được dùng riêng, nhất là bát, đũa, khăn mặt. Đặc biệt, khi trẻ mắc bệnh, cần đưa đi khám bác sĩ, không được tự ý tắm cho trẻ bằng các loại lá theo chỉ dẫn truyền miệng dân gian để tránh tình trạng bội nhiễm, nhất là nhiễm trùng máu rất nguy hiểm, có thể dẫn đến tử vong.

Ngoài ra, virus gây bệnh thủy đậu cũng chính là tác nhân gây bệnh giời leo về sau. Bệnh giời leo gây nóng và đau nhức có thể kéo dài trong nhiều năm.

Bác sĩ Thành cho hay, tuỳ tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị thích hợp, trong đó thuốc đặc hiệu để diệt virus là không thể thiếu. Kết quả cho thấy, điều trị đặc hiệu có hiệu quả tốt, nhưng bệnh nhân cần được điều trị sớm trong vòng 24 giờ sau khi nổi các nốt phỏng.

Đặc biệt, thuốc acycclovir có tác dụng rút ngắn thời gian biểu hiện triệu chứng và đau ở những người cao tuổi. Phần lớn, nếu ở thể nhẹ, bệnh nhân sẽ được chỉ định bôi dung dịch Xanhmethilen.

Phòng bệnh bằng vaccine


Khi mắc bệnh thủy đậu, bệnh nhân nhất thiết phải được cách ly từ 7- 10 ngày để tránh lây cho người xung quanh. Việc này làm gián đoạn các hoạt động học tập, vui chơi của trẻ em và công việc của người lớn.

Vì vậy, Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo, tiêm phòng thủy đậu cho trẻ em và người lớn giúp tránh được nguy cơ nhiễm bệnh, những biến chứng và nguy cơ tử vong cho mọi người.

Bên cạnh đó, tiêm phòng vaccine cũng mang lại hiệu quả kinh tế cao vì giảm được những chi phí điều trị bệnh. Một khảo sát ở Singapore cho thấy một chương trình tiêm chủng thuỷ đậu là 3,3 triệu USD, thấp hơn nhiều so với 11,8 triệu USD phí tổn trực tiếp và gián tiếp do bệnh thủy đậu gây ra.

Trên thực tế, khoảng 80 -90% số người chưa tiêm phòng vaccine thủy đậu bị mắc bệnh. Hầu hết những người từng bị thủy đậu sẽ miễn dịch đối với căn bệnh này.

Tuy nhiên, đôi khi vẫn có hiện tượng tái nhiễm. Bên cạnh đó, một nghiên cứu mới đây của bác sĩ Lee (Trường đại học Quốc gia Singapore) cho thấy có khoảng 15% người đã từng tiêm phòng vaccine vẫn bị mắc thủy đậu. Phần lớn trong số này là những trẻ em được tiêm phòng vaccine khi chưa đến 14 tháng tuổi.

Dằm, đừng chủ quan với nó

Dằm có thể gây mưng mủ ở chân hoặc nó có thể biến chứng gây nhiễm trùng nguy hiểm đến tính mạng.

Không thể tùy tiện xử lý
Tuy nhiên, sau mấy tháng kể từ hôm đạp dằm, ông đã phải lặn lội đến 2 bệnh viện (BV) ở TP HCM để phẫu thuật vì lòng bàn chân trái nhiễm trùng nặng, phải cắt lọc. “Từng tuổi này mới biết cái dằm nguy hiểm đến vậy” - ông nói.


Trường hợp khác là chị Ng.M.Ng (ngụ quận 6, TP HCM) bị một dằm gỗ nhỏ đâm vào chân. Do phần gỗ khá mềm nên chị không thể dùng nhíp gắp ra mà phải lấy mũi dao nhọn và kim để cố rạch, lấy phần gỗ ra. Làm xong thấy hết cộm, chị yên tâm sinh hoạt bình thường. Không ngờ, một tuần sau, chị phải lên bàn mổ do bên chân bị đạp dằm gỗ bỗng sưng đau dữ dội và gây sốt. Bác sĩ (BS) xác định chị bị áp-xe do nhiễm trùng.

Từng tiếp nhận không ít ca tương tự, BS Đỗ Trọng Ánh, Giám đốc BV Chỉnh hình và Phục hồi chức năng TP HCM, cho biết bệnh nhân chỉ đến BV khi chân đã bị nhiễm trùng, sưng đau, thậm chí tình trạng đã khá nặng bởi họ không nghĩ rằng đạp phải một mẩu gỗ, kim loại hay thủy tinh nhỏ xíu lại có thể “sinh chuyện” như thế. Dù dị vật có kích thước nhỏ, đa số các trường hợp vẫn cần mở rộng vết thương để có thể lấy nó ra, do đó công việc này không thể tùy tiện.

BS Vương Hữu Định, Trưởng Khoa Chấn thương chỉnh hình BV Đa khoa Vạn Hạnh, cảnh báo rằng một số bệnh nhân bị nhiễm trùng không phải do dị vật mà vì chính vi khuẩn từ các vật dụng được dùng để lấy chúng ra. Nhiều người cho rằng nếu sát trùng kim, dao bằng cồn hay đốt nóng thì sẽ “chắc ăn” nhưng theo BS Định, suy nghĩ đó cũng hoàn toàn sai lầm. Chúng ta không thể biết được có những loại vi khuẩn gì trên kim, trên dao và chúng sẽ chết trong môi trường nào, nhiệt độ nào. Không phải tự dưng mà mọi dụng cụ y tế dùng trong BV đều phải trải qua quy trình xử lý rất phức tạp. Khi đạp dằm, vật sắc nhọn..., bản thân dị vật đã mang vi khuẩn vào cơ thể rồi, nếu lại can thiệp bằng những dụng cụ không bảo đảm vô trùng thì nguy cơ nhiễm khuẩn sẽ tăng lên.

Khó kiểm soát dị vật


Theo BS Định, các dị vật mà dân gian gọi nôm na là “dằm” gồm có 2 loại: loại cản quang (bằng sắt, đá, xương...), loại không cản quang (gỗ, thủy tinh, nhựa...). Trong đó, loại cản quang tương đối khó phát hiện dù có dùng đến các phương tiện chẩn đoán hình ảnh hiện đại. Và cho dù là loại gì, khi bệnh nhân tự tìm cách lấy ra thì sẽ rất khó kiểm soát được dị vật. Có thể nó chỉ được lấy ra một phần, cũng có thể nó bị đẩy sâu hơn vào cơ thể...

Nếu dị vật còn nằm trong cơ thể thì có 2 tình huống xảy ra: hoặc nó được cơ thể bao bọc lại và tạm “ngủ yên” hoặc nó có thể gây ra khối áp-xe. Cũng như mọi trường hợp nhiễm trùng khác, nếu bệnh nhân di chuyển sớm đến BV khi tình trạng còn chưa nặng, BS sẽ tìm cách xử lý đơn giản hơn để tránh can thiệp phẫu thuật không cần thiết. Nếu để lâu, nhiễm trùng đã nặng thì việc điều trị sẽ trở nên phức tạp. Chưa kể bệnh nhân cũng cần đi tiêm phòng uốn ván (phong đòn gánh) khi đạp phải bất cứ thứ gì.

BS Ánh khuyên rằng những người từng đạp phải một cái dằm, dị vật trong thời gian gần, nếu bỗng thấy lòng bàn chân sưng đau, cộm, có hiện tượng sốt... thì nên đi khám ngay vì đó có thể là dấu hiệu nhiễm trùng. Tình trạng nhiễm trùng để kéo dài không những gây nhiễm trùng rộng hơn mà còn có nguy cơ dẫn đến hoại tử.

Trẻ trai mắc quai bị sẽ bị vô sinh

Dưới đây là những quan niệm sai lầm mà mọi người thường nghĩ đến khi nhắc về bệnh quai bị.

1. Trẻ trai mắc quai bị sẽ bị vô sinh

Diễn biến bệnh thường nhẹ, trẻ có thể hơi sốt, mệt mỏi, ho, sau đó thấy sưng, đau một bên mang tai rồi đau cả hai bên. 5-7 ngày sau bệnh có thể tự hết nếu diễn biến thông thường.

Đây là một bệnh lành tính, tỷ lệ biến chứng không nhiều, chỉ là một phần một nghìn. Trẻ trai có thể bị viêm tinh hoàn, xuất hiện trong khoảng 7-10 ngày sau khi sưng tuyến mang tai. Nếu không được điều trị kịp thời tình trạng viêm nặng hơn, sẽ ảnh hưởng đến ống dẫn tinh, một trong nhiều nguyên nhân gây vô sinh. Nhưng không phải trẻ nào bị viêm tinh hoàn cũng dẫn đến vô sinh, phó giáo sư Nguyễn Tiến Dũng, trưởng khoa Nhi, BV Bạch Mai, cho biết. 


Khoảng 13% trẻ bị viêm tinh hoàn bị biến chứng vô sinh. Thực tế biến chứng này thường không hay xảy ra ở trẻ trước tuổi dậy thì. Ngoài ra trẻ cũng có thể bị viêm não, màng não, với các triệu chứng như sốt cao, nhức đầu, ói mửa, cứng cổ... cũng có khi bị co giật. Biến chứng ở não thường gặp ở trẻ với tỷ lệ 25%, xảy ra vào ngày thứ 3-10 sau khi sưng đau ở tuyến mang tai.

2. Dùng miếng cao dán để chữa bệnh


Khi con bị quai bị nhiều cha mẹ đi mua miếng cao dán vào phía mang tai để chữa. Tuy nhiên, theo phó giáo sư Dũng nó chỉ có tác dụng giảm đau chứ không làm thay đổi quá trình diễn biến của bệnh. Bệnh do virus gây nên, vì thế việc điều trị chủ yếu là điều trị triệu chứng.

Không nên bôi hoặc đắp những thứ thuốc dân gian như vôi, trầu nhai..., đặc biệt là châm chọc ở tuyến mang tai để tránh tình trạng nhiễm trùng.

Nếu trẻ sốt trên 38 độ thì dùng thuốc hạ nhiệt như paracetamol cũng có thêm tác dụng giảm đau. Hoặc có thể đắp ấp vùng tuyến mang tai để giảm đau.

3. Người lớn không bị bệnh

Bệnh xảy ra ở cả người lớn và trẻ em, nhưng đáng chú ý những năm gần đây số bệnh nhân là người lớn ngày một nhiều hơn theo thống kê tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương.

Đây đều là những ca nặng, đã có biến chứng như: viêm tụy cấp, viêm tinh hoàn ở nam giới hoặc viêm buồng trứng ở nữ giới, viêm não... Vì thế quá trình điều trị sẽ gặp rất nhiều khó khăn, trung bình thời gian điều trị tại viện 3-4 tuần.Trong 5 năm sau đó bệnh nhân phải được theo dõi biến chứng. Lý do vì người lớn chưa được tiêm ngừa hoặc đã được ngừa nhưng đã hết miễn dịch.

Bên cạnh đó, nhiều người vì nghĩ đã lớn thì sẽ không mắc các bệnh này nữa nên không có ý thức phòng. Trong khi đó theo phó giáo sư Bùi Đức Huy, Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương (Hà Nội), virus theo đường hô hấp nên bệnh lây lan rất nhanh.